TextBody
Hotline Zalo
Trang chủ Tin tức Thị trường

Bản tin thị trường Sắt thép Việt Nam tuần 14/2023 (03/04-07/04)

10/04/2023

Toàn cảnh thị trường: Sức mua yếu, nhà máy giảm giá chính thức

  • Thị trường phế liệu nhập khẩu

Giá thế giới và nội địa giảm cộng với sức mua yếu đã khiến cho giá chào nhập khẩu tới Việt Nam tiếp tục giảm với cả H2 của Nhật, HMS của Mỹ hay các loại thế từ Hồng Kông, EU,…Tuy nhiên, các giao dich nhập khẩu tiếp tục vắng bóng do triển vọng phục hồi yếu của thị trường.

  • Thị trường phế liệu nội địa

Do giá thép xây dựng nhà máy chính thức giảm giá nên phế liệu giảm mạnh, nhiều nhà máy giảm 2-3 lần trong tuần, mức giảm nhiều nhất lên tới 1,200đ/kg. Một số có xu hướng tạm ngừng mua. Giá thương nhân cũng điều chỉnh nhưng không giảm sốc do đã chủ động ứng phó với đà giảm.

  • Thị trường phôi thép xuất nhập khẩu

Chào giá phôi yếu khi không có nhiều đơn chào trong bối cảnh thị trường xuất khẩu lao dốc và giá của người bán Việt Nam không có nhiều lợi thế cạnh tranh. Ở chiều ngược lại, phôi nhập khẩu cũng liên tiếp có đơn chào sau khi Việt Nam bỏ thuế tự vệ với phôi từ cuối tháng 3. Nếu thị trường nhập khẩu phôi hồi sinh, thị trường thép Việt Nam sẽ còn nhiều biến động trong giai đoạn tới.

  • Thị trường phôi thép nội địa

Chào giá phôi yếu khi không có nhiều đơn chào trong bối cảnh thị trường xuất khẩu lao dốc và giá của người bán Việt Nam không có nhiều lợi thế cạnh tranh. Ở chiều ngược lại, phôi nhập khẩu cũng liên tiếp có đơn chào sau khi Việt Nam bỏ thuế tự vệ với phôi từ cuối tháng 3. Nếu thị trường nhập khẩu phôi hồi sinh, thị trường thép Việt Nam sẽ còn nhiều biến động trong giai đoạn tới.

  • Thị trường HRC nhập khẩu

Giá kỳ hạn lao dốc mạnh đã khiến giá chào giảm với cả SS400 và SAE 1006 từ Trung Quốc. Người bán Nhật, Hàn, Ấn Độ ít chào giá nhưng giá cũng giảm. Tuy nhiên, thông tin có giao dịch nhập khẩu thành công là không nhiều khi sức mua từ phía Việt Nam yếu.

  • Thị trường HRC nội địa

Hòa Phát đã giảm nhẹ giá HRC thay vì tăng như Formosa. Điều này cộng với giá HRC kỳ hạn, giá chào lao dốc và giá thép thành phẩm trong nước giảm đã khiến giá HRC điều chỉnh giảm nhiều hơn.

  • Thị trường thép xây dựng xuất khẩu

Người bán Việt Nam có vẻ như chưa sẵn sàng chấp nhận các đơn chào xuất khẩu thấp hơn sau khi thị trường lao dốc. Do đó, thị trường chào giá gần như đã vắng bóng.

  • Thị trường thép xây dựng nội địa

Hòa Phát và hầu hết các nhà máy đã chính thức giảm giá thép xây dựng sau một giai đoạn giữ giá chính thức. Giá thương nhân cũng giảm nhiều hơn và thị trường phôi, phế liệu cũng chịu ảnh hưởng từ điều chỉnh này.

  • Thị trường thép ống, hộp

Chính sách giảm giá và truy hồi đã quay trở lại cho thấy nhà máy đã không thể duy trì mức giá chính thức như trước. Thương nhân vì vậy cũng giảm giá chính thức, thậm chí cả với các thương hiệu mà nhà máy chưa giảm.

  • Thị trường tôn

Tương tự như ống, hộp chính sách giảm giá và truy hồi đã xuất hiện với thị trường tôn dù Hoa Sen chưa tung ra chính sách cụ thể. Thương nhân cũng đã giảm giá và chờ thêm động thái từ các nhà máy ở tuần tới.

Sau một giai đoạn dài giữ giá nhà máy ổn định trước nhiều sức ép, cuối cùng giá thép của nhà máy đã giảm chính thức ở tuần này với thép xây dựng, thép ống, hộp, tôn…Điều này cũng khiến giá nguyên liệu, bán thành phẩm như phế liệu, phôi, HRC lao dốc mạnh hơn. Sức mua yếu tiếp tục là lý do chính khiến giá giảm nhưng không thể không nhắc tới chất xúc tác tới từ sự suy giảm từ thị trường toàn cầu, nhất là Trung Quốc. Tuần tới khả năng thị trường Trung Quốc sẽ cải thiện nhưng điều này cũng chưa thể hỗ trợ quá lớn cho thị trường Việt Nam. Mấu chốt của thị trường thép Việt Nam vẫn là sức mua yếu và cần những thay đổi liên quan tới tín dụng.