TextBody
Hotline Zalo
Trang chủ Tin tức Thị trường

Bản tin thị trường Sắt thép Việt Nam tuần 13/2023 (27/3-31/3)

03/04/2023

Toàn cảnh thị trường: Áp lực giảm gia tăng

  • Thị trường phế liệu nhập khẩu

Giá chào phế nhập khẩu đến Việt Nam tiếp tục giảm. Chào giá phế của Mỹ vào khoảng 405-410 USD/tấn CFR, chào giá của Nhật ở mức 438 USD/tấn CFR. Giao dịch cũng được nối lại trong tuần này, nhưng số lượng không nhiều.

  • Thị trường phế liệu nội địa

Ở tuần này, số lượng các nhà máy ở phía Nam giảm giá phế đã nhiều hơn, nhưng mức giảm ít hơn tuần trước, từ 100-300đ/kg. Thương nhân theo đó cũng giảm giá khoảng 1.5%.

  • Thị trường phôi thép XNK

Nhờ đà tăng của Trung Quốc, chào giá phôi xuất khẩu của Việt Nam nhích nhẹ lên mức 610 USD/tấn FOB với phôi 3SP (BF). Đồng thời, người mua Việt Nam cũng bắt đầu nhận được các đơn chào phôi nhập khẩu ở mức 610 USD/tấn CFR Hải Phòng. Dù vậy, thị trường Đông Nam Á cùng nội địa yếu, nên thị trường xuất nhập khẩu phôi khó có thể cải thiện.

  • Thị trường phôi thép nội địa

Cầu phôi ở tuần này bất ngờ cải thiện nhẹ bởi tồn kho phôi của một số nhà máy ở mức thấp. Giao dịch theo đó cũng tăng lên. Tuy nhiên, thị trường phôi có nhiều yếu tố thiếu tích cực, giá phôi vẫn giảm nhẹ 50-100đ/kg.

  • Thị trường HRC nhập khẩu

Thị trường HRC hầu như vẫn chỉ nhận được chào giá từ Trung Quốc, giá chào tăng dần về cuối tuần theo xu hướng của giá kỳ hạn. Cụ thể, chào giá SS400 ở mức 635-650 USD/tấn CFR, chào SAE ở mức 675-695 USD/tấn CFR. Giao dịch trên thị trường cũng khá hạn chế, vào khoảng 2-5 nghìn tấn.

  • Thị trường HRC nhập khẩu

Thị trường HRC hầu như vẫn chỉ nhận được chào giá từ Trung Quốc, giá chào tăng dần về cuối tuần theo xu hướng của giá kỳ hạn. Cụ thể, chào giá SS400 ở mức 635-650 USD/tấn CFR, chào SAE ở mức 675-695 USD/tấn CFR. Giao dịch trên thị trường cũng khá hạn chế, vào khoảng 2-5 nghìn tấn.

  • Thị trường HRC nội địa

Với giá HRC nội địa, hầu hết thương nhân lớn đều giữ giá ổn định bởi sức mua yếu và giá bán lẻ vẫn thấp hơn giá nhập khẩu tùy thời điểm. Dù vậy, thương nhân vẫn áp dụng biện pháp điều chỉnh giá linh hoạt.

  • Thị trường thép xây dựng xuất khẩu

Kể từ lần chào giá ở cuối tháng 2, người bán không đưa ra thêm chào giá mới trong suốt tháng 3. Nguyên nhân chính vẫn là thị trường thế giới nói chung và thị trường Đông.

  • Thị trường thép xây dựng nội địa

Ở tuần này, các nhà máy bắt đầu trợ giá 50-100đ/kg khi những lần tăng trước không quá hiệu quả. Thương nhân cũng lựa chọn điều chỉnh linh hoạt tùy đơn hàng. Dù vậy, sức mua suy giảm khiến việc giữ giá càng thêm khó khăn.

  • Thị trường thép ống, hộp

Các nhà máy ít điều chỉnh giá ở tuần này, nên thương nhân cũng gần như giữ giá ổn định và áp dụng chính sách điều chỉnh linh hoạt theo đơn hàng.

  • Thị trường tôn

Giống với các mặt hàng thép thành phẩm khác, thị trường tôn ở tuần này cũng không có điều chỉnh nào từ cả nhà máy và thương nhân.

Sản lượng bán hàng của thép thành phẩm trong tháng 3 thấp hơn cả tháng 2, cho thấy khó khăn của các nhà máy nói riêng và toàn thị trường nói chung. Cả thép thành phẩm và nguyên liệu đều đang chịu áp lực giảm giá lớn hơn. Giá phôi và phế liệu tiếp tục giảm ở tuần này ngay cả khi cầu phôi cải thiện nhẹ. Dù vẫn điều chỉnh giá linh hoạt cộng với trợ giá của các nhà máy, giá thép thành phẩm vẫn khó có thể giữ giá. Kỳ vọng vào sự thay đổi sức mua trong tháng 4 đang được đẩy lên cao hơn.